Thursday, June 25, 2015

Trình bày khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh. Sự kiện nào được coi là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản?


a. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
- Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của NB là liên minh chặt chẽ với Mĩ. 8/9/1951 Nhật kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô , chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh (1952). Cùng thời gian trên, Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đạt nền tảng mới cho
quan hệ giữa hai nước. Hiệp ước này có giá trị trong 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn.
- Năm 1956, NB bình thường hóa quan hệ ngoại giao với  Liên Xô. Cùng năm đó, NB trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Chính phủ Nhật đã đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975)
- Với sức mạnh kinh tế - tài chính ngày càng lớn, từ nửa sau những năm 70, NB cố gắng đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình, thể hiện trong học thuyết Phucưđa
(8/1977) và học thuyết Kaiphu (1991) với nội dung chủ yếu là tăng cường mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
- 21/9/1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

b. Sự kiện được coi là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản là sự ra đời của học thuyết Phucưđa (8/1977)

No comments:

Post a Comment