- Cuối 1974, Ngụy quyền Sài Gòn lâm vào cảnh
khủng hoảng toàn diện và sâu sắc, quân Ngụy không chống cự nổi trước sự tấn
công của ta và cũng không có khả năng phản công giành lại những nơi đã mất.
Viện trợ của Mĩ cho quân Ngụy Sài Gòn giảm sút nghiêm trọng, khả năng can thiệp
của Mĩ rất hạn chế...
- Quân chủ lực của ta từ chổ đánh tiêu diệt sinh lực địch là chính chuyển lên đánh những trận lớn làm tan rã từng binh đoàn mạnh của địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn ở cả nông thôn đồng bằng và đô thị…
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”…
- Quân chủ lực của ta từ chổ đánh tiêu diệt sinh lực địch là chính chuyển lên đánh những trận lớn làm tan rã từng binh đoàn mạnh của địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn ở cả nông thôn đồng bằng và đô thị…
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”…
Tổng tiến công và
nổi dậy mùa xuân 1975
a. Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3):
+ Vị trí: TN là
địa bàn chiến lược quan trọng nhưng địch nhận định sai hướng tiến công của quân
ta nên lực lượng địch ở đây mỏng và bố phòng có nhiều sơ hở. Bộ
Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
+ Diễn biến:
-
04/3/1975 ta đánh nghi binh Plâyku, Kom Tum.
- 10/3/1975 quân ta tiến công Buôn Mê
Thuột, mở màn chiến dịch.
- 12/3/1975 địch phản công chiếm lại
nhưng bị thất bại..
- 14 - 3-1975, địch rút toàn bộ quân khỏi TN, bị quân dân ta truy kích tiêu diệt.
- 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
+ Ý nghĩa:
- Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ
hoàn toàn của nguỵ quân, nguỵ quyền, không thể cứu vãn được.
- Chuyển từ
tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn MN.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3
đến 29-3)
- 21/3 quân ta
tiến công Huế.
- 26/3 ta giải phóng thành phố Huế và
toàn tỉnh thừa Thiên
- Sáng 29/3, quân ta tiến công Đà Nẵng.
Đến 3 giờ chiều Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng
- Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh ven
biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ giải phóng.
+ Ý
nghĩa: Chiến thắng Huế - Đà Nẵng đã gây nên tâm lý tuyệt
vọng trong nguỵ quyền, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến
lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (
26-4 đến 30-4).
- Sau thắng lợi của
chiến dich Tây Nguyên, Huế- Đà Nẵng, Bộ CT TW Đảng quyết định giải phóng miền
Nam trước mùa mưa.
- Chiến dịch giải
phóng Sài Gòn- Gia Định được BCT quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- 17
giờ ngày 26/4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân
vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm thành phố.
- 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe
tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
- 11 giờ 30 phút lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc
Lập, báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
- Chiến dịch HCM lịch sử toàn thắng đã tạo
điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng
hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.
- Ngày
2/5/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng
No comments:
Post a Comment