Friday, June 26, 2015

Trình bày hoàn cảnh lịch sử của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931. Vì sao từ đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng nước ta?


Hướng dẫn làm bài
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Những năm 1929 - 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Thực dân Pháp trút hết gánh nặng khủng hoảng lên nước ta, làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân ta
- Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, thực dân Pháp tăng cường khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta tạo nên không khí chính trị ngột ngạt. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với bọn đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.
- Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời nắm vai trò lãnh đạo cách mạng với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đã tập hợp và kịp thời lãnh đạo nhân dân ta đứng dậy đấu tranh.
b) Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng nước ta vì:
- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) thất bại đã chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam và con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

- Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là lực lượng duy nhất còn tồn tại trên vũ đài chính trị, có tổ chức chặt chẽ, có đường lối đúng đắn và phương pháp đấu tranh khoa học nên đảm đương sứ mệnh lịch sử nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.

Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Hướng dẫn làm bài
a) Quá trình thống nhất
- Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ song ở mỗi miền vẫn tồn tại một hình thức tổ chức riêng biệt. Nguyện vọng của nhân dân cả nước là được thống nhất. Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 24 (tháng 9/1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Từ ngày 15 đến 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu hai miền Nam, Bắc tại Sài Gòn đã nhất trí về chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung cả nước đã diển ra với hơn 98% cử tri đi bỏ phiếu.
- Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khóa VI họp và thông qua nhiều vấn đề quan trọng về các chính sách đối nội, đối ngoại....
- Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
- Ở các địa phương đã tiến hành bầu cử HĐND và UBND các cấp
b) Ý nghĩa
- Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực khác
- Tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, tăng cường khả năng quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Trình bày & nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân, khu vực ảnh hưởng giữa LX & các nước Đồng minh & sự đối đầu Đông-Tây diễn ra ở châu Á từ sau CTTG II đến giữa những năm 40 (XX)

Hướng dẫn làm bài
- Sự phân chia khu vực đóng quân, khu vực ảnh hưởng giữa LX & các nước Đồng minh:
+ Quân Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiên. 
+ LX chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên. 
+ Các vùng còn lại của châu Á: Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á,… vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. 
- Sự đối đầu Đông-Tây diễn ra ở châu Á từ sau CTTG II đến giữa những năm 40:
            + Cuộc nội chiến TrQ 1946-1949, LX giúp đỡ phong trào CmTrQ do Đảng cộng sản lãnh đạo; Mỹ giúp TrHDQ. 
            + Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953: 1 bên là quân đội Bắc Triều Tiên & TrQ; 1 bên là Nam Triều Tiên, Mỹ & một số đồng minh của Mỹ dẫn đến việc chia cắt Triều Tiên 1953. 
            + 1945-1954: Pháp xâm lược ĐD, nhân dân ĐD có sự giúp đỡ của LX, TrQ & các nước XHCN; từ 1950, Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh ĐD của Pháp. Cuộc chiến tranh này thể hiện sự tranh chấp giữa 2 phe: TBCN & XHCN. 
            + 1954-1975: Mỹ xâm lược VN, nhân dân VN được sự giúp đỡ to lớn của phe XHCN & các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình & tiến bộ trên thế giới. 
ð Thế giới chia thành 2 phe rõ rệt, do 2 siêu cường LX & Mỹ đứng đầu. Điều này chi phối tình hình chính trị thế giới & quan hệ quốc tế trong nửa sau XX. 



Thursday, June 25, 2015

Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốc Mĩ ? Khái quát hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó.


Chiến dịch tiến công của quân và dân ta ở miền Nam chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốc Mĩ.
- Đó là chiến dịch đánh Đường 14 – Phước Long (từ ngày 12/12/1974 đến 6/1/1975)
Hoàn cảnh lịch sử: - So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta
                                 - Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng
                                 - Thăm dò thái độ và khả năng tham chiến của các lực lượng (đặc biệt là Mĩ và Việt Nam Cộng hoà)
Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 3000 địch, giải phóng đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50000 dân.
Ý nghĩa: - Cho thấy rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta

               - Sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ, chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.

Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941). Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên.




a) Hoàn cảnh lịch sử :

- Trên thế giới : Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm phần lớn châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị cuộc chiến tranh Thái Bình Dương...
- Trong nước : Ngay khi chiến tranh mới nổ ra, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương đàn áp phong trào dân chủ..., thi hành chính sách
kinh tế chỉ huy. Từ khi Nhật vào Đông Dương (9 - 1940), nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng ... làm cho quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đề bị cướp giật. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.
Mâu thuẫn giữa cả dân tộc ta với bọn đế quốc - phát xít Nhật - Pháp và tay sai phát triển gay gắt chưa từng thấy. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra vô cùng cấp thiết. Nhân dân Đông Dương ngày càng cách mạng hóa, nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), khởi nghĩa Nam Kì (1940) và cuộc binh biến Đô Lương 1941).
b) Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên :
- Sau hơn 30 năm bôn ba ở hải ngoại, năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước, cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người vận động quần chúng các dân tộc ở Cao Bằng tham gia cách mạng ...; mở nhiều khóa huấn luyện chính trị và quân sự cho các bộ và nhân dân; dịch và viết sách về quân sự, chính trị để làm tài liệu học tập và tuyên truyền; chuẩn bị tiến tới Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Đông Dương.
- Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941. Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chủ trương lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong tình hình mới đã được đề ra ở Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (1939) là : Giương cao hơn nữa ngọn cờ độc lập dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông
Dương, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất …
- Là người trực tiếp chủ trì Hội nghị lần 8, Nguyễn Ái Quốc cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng có những quyết định đúng đắn, sáng suốt :
+ Khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
+ Đề xuất việc chuẩn bị về lực lượng chính trị : thành lập Mặt trận Việt
Minh, đoàn kết toàn dân tiến hành đấu tranh chống Pháp – Nhật giành độc lập tự do.
+ Xác định hình thái của khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa nên phải chuẩn bị lực lượng vũ trang.

Nêu và nhận xét về những hình thức đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939.





a) Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt :
+ Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch.
+ Trong tháng 9 và tháng 10 - 1930, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa cướp chính quyền địch thành lập chính quyền cách mạng...
b) Phong trào dân chủ 1936 –1939 là một phong trào quần chúng rộng rãi với những hình thức tổ chức và đấu tranh phong phú :
+ Đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp như Đông Dương đại hội, đón Gôđa; bãi công của công nhân, bãi thị của tiểu thương, mít tinh, biểu tình của nông dân, bãi khóa của học sinh, sinh viên, đặc biệt là cuộc mít tinh khổng lồ ở Nhà Đấu Xảo Hà Nội...
+ Đấu tranh trên lĩnh vực sách báo, nghị trường... Tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương của Đảng; đưa người vào các cơ quan nghị viện để tăng thêm tiếng nói đòi quyền lợi cho nhân dân.


Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10-1930 của ðảng ta.




- Về tính chất cách mạng ðông Dương cả Cương lĩnh và Luận cương giống nhau (Cách mạng tư sản dân quyền…tiến lên chủ nghĩa xã hội). - Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền : + Giống nhau: Chống ñế quốc và phong kiến. + Khác nhau: • Cương lĩnh đầu tiên ñề cao nhiệm vụ dân tộc: “Nổi bật lên là nhiệm vụ chống ñế quốc và tay sai phản ñộng, giành ñộc lập tự do cho toàn thể dân tộc”. • Luận cương 10/930 chưa vạch rõ ñược mâu thuẫn chủ yếu nên không nêu ñược vấn ñề dân tộc lên hàng ñầu mà nặng về vấn ñề
ñấu tranh giai cấp, vấn ñề cách mạng ruộng ñất. - Lãnh ñạo: Giống nhau (giai cấp vô sản). - ðộng lực: + Giống nhau: Công - nông là hai ñộng lực chính. + Khác nhau: • Cương lĩnh ñầu tiên chỉ rõ “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông…ñể kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn ñối với…phú nông, trung, tiểu ñịa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”. • Luận cương 10/1930 ñánh giá không ñúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản và khả năng lien minh có ñiều kiện với giai cấp tư sản dân tộc; không thấy ñược khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp ñịa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1930 ñến nay khẳng ñịnh Cương lĩnh chính trị ñầu tiên của ðảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh giải phóng dân tộc ñúng ñắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan ñiểm giai cấp, thấm ñượm tính dân tộc và tính nhân văn. ðộc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. Luận cương 10/1930 ñã bộc lộ một số nhược ñiểm mang tính chất “tả khuynh” giáo ñiều, phải trải qua quá trình thực tiễn ñấu tranh cách mạng, các nhược ñiểm trên mới dần tới cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi.

Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 1/1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941).

* Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1/1930): - Giới thiệu Hội nghị: đầu năm 1930, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản đã dẫn đến sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản. Các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau. Trước yêu cầu của lịch sử, Nguyễn Ái Quốc với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản đã đứng ra triệu tập Hội nghị thành lập Đảng tại Cửu Long (Trung Quốc). Hội nghị đã nhất trí thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh đã đề ra đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam. - Cương lĩnh đầu tiên đã xác định lực lượng cách mạng: động lực CM là công nhân và nông dân, đồng thời phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ vào phe vô sản g/c. Còn đối với phú nông và trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản CM thì phải lợi dụng, ít ra cũng phải làm cho họ trung lập.  Cương lĩnh đã phản ánh đúng hoàn cảnh của xã hội VN, phù hợp với thái độ và khả năng CM của các giai cấp. Đó chính là sự vận dụng sáng tạo CN M - L vào hoàn cảnh nước ta. * Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930): - Giới thiệu Hội nghị: Tháng 10/1930 giữa lúc phong trào cách mạng đang diễn ra quyết liệt mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng Sản Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo. - Luận cương CT Tháng10/30 đã xác định lực lượng cách mạng: công - nông là gốc cách mạng.  Bản Luận cương chỉ nhấn mạnh vai trò của công - nông mà chưa tập hợp được các giai tầng khác, đó là 1 điểm hạn chế. Bản Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, lại đánh giá không đúng khả năng CM của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng tham gia đấu tranh ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc và khả năng lôi kéo 1 bộ phận trung tiểu địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ. Nguyên nhân của hạn chế đó là nhận thức không đúng, do ảnh hưởng tư tưởng tả khuynh nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp đang tồn tại trong quốc tế cộng sản. * Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941): - Giới thiệu hội nghị: Trước những chuyển biến mau lẹ của cuộc chiến tranh thế giới II, Bác về nước và triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (T5/41). Hn tiếp tục giương cao ngọn cờ gpdt lên hàng đầu, giải quyết vấn đề dt trong đk mỗi nước Đông Dương. - Chủ trương tập hợp lực lượng: Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh tập hợp đoàn kết hết thảy các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung tiểu địa chủ, các cá nhân yêu nước... không phân biệt giàu nghèo, sang hèn... cùng nhau chống đế quốc phát xít và tay sai giành độc lập dt. Các tổ chức của mặt trận có tên chung là Hội cứu quốc  Đây là một chủ trương đúng đắn đã phát huy được tinh thần dân tộc, đáp ứng được nguyện vọng cứu nước của mọi người dân Việt Nam, qua đó đã cô lập cao độ kẻ thù, tạo điều kiện cho cách mạng của ta giành thắng lợi.

Căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 ? Nêu nội dung của kế hoạch đó. Trình bày diễn biến của chiến dich Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ ChíMinh?




- Cuối 1974, Ngụy quyền Sài Gòn lâm vào cảnh khủng hoảng toàn diện và sâu sắc, quân Ngụy không chống cự nổi trước sự tấn công của ta và cũng không có khả năng phản công giành lại những nơi đã mất. Viện trợ của Mĩ cho quân Ngụy Sài Gòn giảm sút nghiêm trọng, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế...
- Quân chủ lực của ta từ chổ đánh tiêu diệt sinh lực địch là chính chuyển lên đánh những trận lớn làm tan rã từng binh đoàn mạnh của địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn ở cả nông thôn đồng bằng và đô thị…
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”…
Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
a. Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3):
+ Vị trí: TN là địa bàn chiến lược quan trọng nhưng địch nhận định sai hướng tiến công của quân ta nên lực lượng địch ở đây mỏng và bố phòng có nhiều sơ hở. Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
+ Diễn biến:
       - 04/3/1975 ta đánh nghi binh Plâyku, Kom Tum.
       - 10/3/1975 quân ta tiến công Buôn Mê Thuột, mở màn chiến dịch.
       - 12/3/1975 địch phản công chiếm lại nhưng bị thất bại..                       
   - 14 - 3-1975, địch rút toàn bộ quân khỏi TN,  bị quân dân ta truy kích tiêu diệt. 
   -  24-3-1975, Tây Nguyên  hoàn toàn giải phóng.
  + Ý nghĩa:
- Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của nguỵ quân, nguỵ quyền, không thể cứu vãn được.
 - Chuyển từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn  MN.
    b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3)
        - 21/3 quân ta tiến công Huế.
       - 26/3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh thừa Thiên
       - Sáng 29/3, quân ta tiến công Đà Nẵng. Đến 3 giờ chiều Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng
- Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ giải phóng.
 +  Ý nghĩa: Chiến thắng Huế - Đà Nẵng đã gây nên tâm lý tuyệt vọng trong nguỵ quyền, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh ( 26-4 đến 30-4).
- Sau thắng lợi của chiến dich Tây Nguyên, Huế- Đà Nẵng, Bộ CT TW Đảng quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa.
- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định được BCT quyết định mang tên  Chiến dịch Hồ Chí Minh.
     - 17 giờ ngày 26/4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm thành phố.
     - 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
     - 11 giờ 30 phút  lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
    - Chiến dịch HCM lịch sử toàn thắng đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.
 - Ngày 2/5/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng




Sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Theo em trong quá trình hoạt động, Liên hợp quốc còn tồn tại những hạn chế gì? Cần phải làm gì để khắc phục những hạn chế đó?

   
a. Sự thành lập:
- Tháng 2/1945, ba nước Liên Xô, Mỹ và Anh họp Hội nghị tại Ianta (Liên Xô) quyết định thành lập tổ chức quốc tế mới…
- Từ tháng 4- 6/1945, Hội nghị 50 nước tại Xanfrancixco (Mỹ) nhất trí thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc chính thức thành lập…
b. Mục đích: duy trì hòa bình và an ninh thế giới; phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
c. Nguyên tắc hoạt động: bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào; chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
d. Hạn chế và biện pháp khắc phục:
+ Nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế chưa được giải quyết như vấn đề tôn giáo, lãnh thổ, biên giới, biển đảo, chủ nghĩa khủng bố…
+ Chưa thực sự dân chủ trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng của thế giới. Các cường quốc, đặc biệt là Mỹ vẫn tìm mọi cách thao túng Liên hợp quốc…
+ Để khắc phục hạn chế trên, Liên hợp quốc cần cải tổ bộ máy theo hướng dân chủ hơn…và việc giải quyết các vấn đề của thế giới phải dựa trên lợi ích của tất cả các quốc gia, dân tộc…

Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 2 - 3 - 1975 nêu rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam…”. Nghị quyết đó đã đưa đến thắng lợi nào trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ?

- Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 2 - 3 – 1975 nêu rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam… phải tập trung nhanh nhất lực lượng binh khí, kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” (14 - 4).
- Trước khi chiến dịch giải phóng Sài Gòn ta tấn công Phan Rang (16 - 4) và Xuân Lộc (21 - 4)... làm cho nội bộ địch càng thêm hoảng loạn...
- 17 giờ ngày 26 - 4 - 1975, quân ta nổ súng, mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, 5 cánh quân của ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm thành phố...
- 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4 - 1975, xe tăng ta tiến vào dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng...
- 11 giờ 30 cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ. Đến ngày 2 - 5 - 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng...

Phân tích điều kiện bùng nổ & ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam (1959-1960)


Đội quân tóc dài
* Phân tích điều kiện bùng nổ
- Trong những năm 1954-1959, Mỹ-Diệm ra sức phá hoại HĐ Giơ, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta & biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
- 1957-1959: chính quyền Ngô Đình Diệm mở rộng chính sách “tố cộng, diệt cộng”, ra đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa Cách mạng vượt qua khó khăn.
- Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh của quần chúng nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959)…, sau lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng.
- Lực lượng Cách mạng Miền Nam được giữ gìn và phát triển trong giai đoạn 1954-1959: Phong trào đấu tranh chính trị, đòi thi hành HĐ Giơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ; chống “tố cộng, diệt cộng”, “trưng cầu dân ý”.... Tiêu biểu là “Phong trào hòa bình” của trí thức và nhân dân Sài Gòn –Chợ Lớn.
            - 1.1959, HNBCHTWĐ lần 15 quyết định để nhân dân MN sử dụng bạo lực Cm đánh đổ chq M-D. HN nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực Cm, nd MN ko còn con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của CmMN là KN giành chính quyền về tay nd bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
*Ý nghĩa:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân  mới của Mỹ ; Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CmMN: từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- 20.12.1960, MTDTGPMNVN ra đời, đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ-Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản. 

Vì sao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), quân & dân ViệtNam phải thực hiện phương châm chiến lược đánh lâu dài?


- Đánh lâu dài là phương châm chiến lược của cuộc k/c toàn dân, toàn diện của nhân dân VN chống thực dân Pháp xâm lược, được xác định trong đường lối k/c của Đảng. Quân & dân VN phải thực hiện phương châm chiến lược  đánh lâu dài. Vì: 
+ So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, ö lực lượng của ta. Với chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về CT và tinh thần để khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kĩ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch. 
+ Nhân dân VN cần có thời gian vừa k/c vừa kiến quốc. 
+ Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, ta phải trường kỳ k/c để khoét sâu khó khăn của địch & phát huy ưu thế của mình nhằm k/c toàn diện, huy động sức mạnh toàn dân & tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới. 

            + Trường kỳ k/c giành thắng lợi từng bước & từng bước làm thay đổi tương quan lực lượng, đồng thời kết hợp đấu tranh ngoại giao để giành thắng lợi cuối cùng. 

Trình bày những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) để thấy bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao?

Hiệp định Giơ -ne- vơ

a. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước VN, L, CPC ; cam kết không can thiệp   vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực (ở VN, quân đội nhân dân VN tập kết ở phía Bắc, quân đội Pháp ở phía Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời).
- Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
- Tháng 7/1956, VN được thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
b. Những điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ với Hiệp định Giơnevơ
- Với Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Còn trong
Hiệp đinh Giơnevơ, Pháp và các nước tham dự hội nghị đã cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước VN, L, CPC.
- Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ, do thực lực ta còn yếu hơn Pháp nên ta phải chấp nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẽo để ta phân hóa kẻ thù, tạo thời gian hòa hoãn nhằm chuẩn bị lực lượng. Đến năm 1954, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, đập tan kế hoạch quân sự Nava, quyết định sự thất bại của Pháp ở Đông Dương.


So với Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) là một bước tiến vượt bậc trong đấu tranh ngoại giao của VN.

Trình bày khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh. Sự kiện nào được coi là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản?


a. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
- Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của NB là liên minh chặt chẽ với Mĩ. 8/9/1951 Nhật kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô , chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh (1952). Cùng thời gian trên, Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đạt nền tảng mới cho
quan hệ giữa hai nước. Hiệp ước này có giá trị trong 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn.
- Năm 1956, NB bình thường hóa quan hệ ngoại giao với  Liên Xô. Cùng năm đó, NB trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Chính phủ Nhật đã đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975)
- Với sức mạnh kinh tế - tài chính ngày càng lớn, từ nửa sau những năm 70, NB cố gắng đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình, thể hiện trong học thuyết Phucưđa
(8/1977) và học thuyết Kaiphu (1991) với nội dung chủ yếu là tăng cường mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
- 21/9/1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

b. Sự kiện được coi là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản là sự ra đời của học thuyết Phucưđa (8/1977)

Wednesday, June 24, 2015

Nêu khái quát phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 1920 - 1925. Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công Ba Son (8/1925) là một cái mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh ?


Hướng dẫn trả lời
a. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 1920 - 1925
· Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu…
· Ở Bắc Kì, các cuộc bãi công nổ ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,...trong năm 1922.
· Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp CM Trung Quốc
b. Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công Ba Son (8/1925) là một cái mốc quan trọng trên con đường pháttriển của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh ?
+ Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào công nhân Việt Nam để côngnhân Việt Nam hành động có ý thức hơn.
+ Sự trưởng thành của công nhân Việt Nam : Là cuộc đấu tranh quan trọng đầu tiên của công nhân có tổ chức, lãnh đạo; đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị; họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản; đánh dấu công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh tự giác.

Tại sao ngày 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương ? Nêu chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Đêm 9/3/1945 Nhật  đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương

a) Tại sao Nhật đảo chính Pháp ?
- Ngày 22 - 9 - 1940, Nhật chính thức nhảy vào Đông Dương, thực dânPháp đã câu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương nhưng sự cấu kết này chỉ là tạm thời. Càng về sau mâu thuẫn Nhật – Pháp càng sâu sắc vì hai tên đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo bở.
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít liên tiếp thất bại trên các chiến trường, thủ đô Pari của Pháp được giải phóng, chính quyền Đờ Gôn lên cầm quyền. Ở mặt trận Thái Bình Dương, Nhật bị khốn đốn. Ở Đông Dương, thực dân Pháp muốn nhân cơ hội đó ngóc đầu dậy. Để trừ hậu họa về sau, Nhật bất ngờ làm cuộc đảo chính vào đêm 9 - 3 - 1945.
- Tối 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng. Nhật tuyên bố : “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”, dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm “Quốc trưởng”. Thực chất là độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét, bóc lột và đàn áp dã man những người cách mạng.
b) Chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đề ra trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
- Nhật đảo chính Pháp tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. Tình hình đó rất thuận lợi cho các mạng Đông Dương phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ hơn nữa. Chiến tranh thế giới lại đang đi vào giai đoạn kết thúc. Thời cơ tổng khởi nghĩa nhất định nhanh chóng đi đến chín muồi.
- Nắm vững tình hình trên, ngày 12 - 3 - 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhận định :
+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương: phát xít Nhật.
+ Khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
+ Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
+ Chủ trương “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”.
- Bản chỉ thị này đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Mặt trận Việt Minh trong cao trào kháng Nhật cứu nước, trực tiếp dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.



Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930). Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế của Luận cương và quá trình khắc phục những hạn chế đó trong giai đoạn cách mạng 1930-1945?


* Nội dung của Luận cương:
- Luận cương xác đinh những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa…
- Hai nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau…
- Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng cộng sản. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
* Hạn chế của Luận cương:
- Chưa nêu được mâu thuẫn của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà còn nặng đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất…
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai
* Quá trình khắc phục những hạn chế…
- Hạn chế về nhiệm vụ cách mạng được khắc phục trong thời kỳ 1939-1941 đó là, Hội nghị BCHTW lần thứ VI(11/1939) chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và đến Hội nghị BCHTW lần thứ VIII (5/1941) đã hoàn chinh chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị VI…
- Hạn chế về lực lượng cách mạng được thực hiện trong thời kỳ 1936-1939 đó là, thành lập Mặt trận thống nhất Phản đế Đông Dương để đoàn kết lực lượng yêu nước chống bọn phản động thuộc địa, tay sai và Mặt trận Việt Minh (1941)…

Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Anh (Chị) hãy nêu những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình Châu Á


  
a) Khái niệm: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng, sự chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu. Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường…Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh  tuy không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi…
b) Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến Châu Á:
* Tại Đông Bắc Á: Diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
+ Nam Triều Tiên: được Mỹ và các nước phương Tây viện trợ
+ Bắc Triều Tiên: được Trung Quốc và Liên Xô viện trợ
=>Kết  quả : 27/7/1953 hiệp định đình chiến được ký kết…

* Tại Đông Nam Á: Diễn ra 2 cuộc chiến tranh tiêu biểu:
- Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp ( 1945-1954)
+ Mỹ viện trợ cho Pháp
+Trung Quốc, Liên Xô, các nước XHCN ủng hộ, viện trợ cho cuộc kháng chiên của VN
+ Kết quả: 1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết
- Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954- 1975)
+ Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam( 4 chiến lược chiến tranh)
+ Nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ ( được sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, các nước XHCN…)
=> Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực Dân Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào là chiến dịch tiến công lớn nhất của quân và dân ta ? Bằng kiến thức lịch sử có chọn lọc, anh ( chị ) hãy làm rõ hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó.

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược ( 1945 - 1954 ), chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến dịch tiến công lớn nhất của quân và dân ta
a) Hoàn cảnh lịch sử :
 *) Âm mưu của Pháp - Mĩ : Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Nava đã cho xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, " một pháo đài bất khả xâm phạm " nhằm thu hút và tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của Kế hoạch Nava.
  *) Chủ trương của ta :
  - Tháng 12/1953, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào, qua đó làm thất bại hoàn toàn Kế hoạch Nava. Ta huy động một lực lượng lớn nhân lực, phương tiện vận chuyển hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, lương thực phục vụ cho chiến dịch.
b) Diễn biến chính của chiến dịch: chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954 qua ba đợt:
  - Đợt 1: Từ 13/3 đến 17/3/1954: Quân ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch.
 - Đợt 2: Từ ngày 30//3 đến ngày 26/4/1954 : Quân ta tấn công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh như đồi E1, D1, C1, A1…
 - Đợt 3 : Từ ngày 1 đến 7/5/1954: Quân ta mở cuộc tổng công kích, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ Ban tham mưu và lực lượng địch, chiến dịch kết thúc toàn thắng.
c) Kết quả: Qua 56 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.
d) Ý nghĩa :

  Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Thực dân Pháp. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. 

Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930). Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế của Luận cương và quá trình khắc phục những hạn chế đó trong giai đoạn cách mạng 1930-1945?

* Nội dung của Luận cương:
- Luận cương xác đinh những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa…
- Hai nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau…
- Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng cộng sản. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
* Hạn chế của Luận cương:
- Chưa nêu được mâu thuẫn của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà còn nặng đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất…
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai
* Quá trình khắc phục những hạn chế…
- Hạn chế về nhiệm vụ cách mạng được khắc phục trong thời kỳ 1939-1941 đó là, Hội nghị BCHTW lần thứ VI(11/1939) chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và đến Hội nghị BCHTW lần thứ VIII (5/1941) đã hoàn chinh chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị VI…
- Hạn chế về lực lượng cách mạng được thực hiện trong thời kỳ 1936-1939 đó là, thành lập Mặt trận thống nhất Phản đế Đông Dương để đoàn kết lực lượng yêu nước chống bọn phản động thuộc địa, tay sai và Mặt trận Việt Minh (1941)…

Hãy nêu vai trò của Nguyễn Aí Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam?







-  NAQ tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Con đường cách mạng VS ……
- NAQ truyền bá CN Mác- Lê nin về nước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra của chính Đảng VS ở VN.
- Thành lập Hội VN Cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho Đảng.
- 1930: Triệu tập HN hợp nhất 3 tổ chức cộng sản sáng lập ra ĐCS VN, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vạch ra đường lối chiến lược sách lược cho cách mạng Việt Nam.

Những nội dung quan trọng nhất trong kỳ thì THPT quốc gia môn lịch sử 2015


NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG NHẤT TRONG 
KÌ THÌ THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ 2015
I/ LỊCH SỬ VIỆT NAM


1Hoạt động của NAQ 1911-1930 

2--Hoạt động của NAQ 1930-1945 

3-Hoạt động của NAQ 1945-1946 
4- Hội Việt Nam CM Thanh niên
5- Cương lĩnh chính trị 2/1930
6- Luận Cương chính trị 10/1930
-7 Hội nghị thành lập Đảng
8- Ý nghĩ lịch sử của sự ra đời của Đảng CSVN
8-Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa PTCM 1930-1931
10-HNTW 6( 11/1939); -HNTW8( 5/1941)
11-Thời cơ Tổng K/n tháng 8/1945; Sự ra đời của nước VNDC cộng hòa
12- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của CM8/1945 – Liên hệ
13- Tình hình nước ta sau CM8/1945
14- Những biện pháp giải quyết khó khăn sau CM8/45
15- Nguyên nhân của cuộc K/c chống Pháp. Đường lối k/c của Đảng
16-Chiến dịch Việt Bắc – Thu đông 1947
-17 Chiến dịch  Biên Giới – Thu đông 1950
18-Kế hoạc Na va
19- Chiến dịch  Điện Biên Phủ 1954
20- Sự can thiệp của Mỹ vào Đông Dương trong K/c chống Pháp
21-Tính chất chính nghĩa của cuộc k/c chống Pháp
22- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc k/c chống Pháp
23-  Tình hình nước ta sau 1954. Nhiệm vụ của CM hai miền Nam- Bắc
24- Phong trào Đồng Khởi
25- Chiến tranh  đặc biệt
26- Chiến tranh cục bộ
27. Chiến lược Việt Nam hóa Chiến tranh
28- Tổng tiến công Mậu Thân 1968
29- Cuộc tiến công chiến lược Xuân hè 1972
30- Hiệp định sơ bộ 6/3/1946; Hiệp định Giơ ne vơ 1954; Hiệp định Pa ri 1973
31- Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam
32- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
33- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc k/c chống Mỹ
                                                                II/ LỊCH SỬ THẾ GIỚI
1-Hội nghị I an ta
2- Tổ chức Liên Hợp Quốc
3.Biến đổi của Đông Bắc Á
4- Biến đổi của Đông Nam Á
5-Tổ chức ASEAN. Liên hệ Việt Nam
 6.Châu Phi và Mỹ la tinh
7. Tình hình chung về Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai . Liên hệ đóng góp của Việt Nam vào phong trào đó
 8. Nước Mỹ ( Kinh tế- đối ngoại). Liên hệ
9- Nước Nhật ( Kinh tế- đối ngoại) Liên hệ
 10- Những nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới sau CTTG II. Vì sao CT lạnh chấm dứt. Xu thế của thế giới hiện nay. Thời cơ và thách thức. Liên hệ đến Việt nam
11-Toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. Thời cơ và thách thức. Liên hệ đến Việt nam. Liên hệ bản thân trong công  cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay