Friday, June 26, 2015

Trình bày hoàn cảnh lịch sử của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931. Vì sao từ đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng nước ta?


Hướng dẫn làm bài
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Những năm 1929 - 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Thực dân Pháp trút hết gánh nặng khủng hoảng lên nước ta, làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân ta
- Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, thực dân Pháp tăng cường khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta tạo nên không khí chính trị ngột ngạt. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với bọn đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.
- Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời nắm vai trò lãnh đạo cách mạng với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đã tập hợp và kịp thời lãnh đạo nhân dân ta đứng dậy đấu tranh.
b) Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng nước ta vì:
- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) thất bại đã chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam và con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

- Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là lực lượng duy nhất còn tồn tại trên vũ đài chính trị, có tổ chức chặt chẽ, có đường lối đúng đắn và phương pháp đấu tranh khoa học nên đảm đương sứ mệnh lịch sử nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.

Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Hướng dẫn làm bài
a) Quá trình thống nhất
- Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ song ở mỗi miền vẫn tồn tại một hình thức tổ chức riêng biệt. Nguyện vọng của nhân dân cả nước là được thống nhất. Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 24 (tháng 9/1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Từ ngày 15 đến 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu hai miền Nam, Bắc tại Sài Gòn đã nhất trí về chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung cả nước đã diển ra với hơn 98% cử tri đi bỏ phiếu.
- Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khóa VI họp và thông qua nhiều vấn đề quan trọng về các chính sách đối nội, đối ngoại....
- Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
- Ở các địa phương đã tiến hành bầu cử HĐND và UBND các cấp
b) Ý nghĩa
- Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực khác
- Tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, tăng cường khả năng quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Trình bày & nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân, khu vực ảnh hưởng giữa LX & các nước Đồng minh & sự đối đầu Đông-Tây diễn ra ở châu Á từ sau CTTG II đến giữa những năm 40 (XX)

Hướng dẫn làm bài
- Sự phân chia khu vực đóng quân, khu vực ảnh hưởng giữa LX & các nước Đồng minh:
+ Quân Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiên. 
+ LX chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên. 
+ Các vùng còn lại của châu Á: Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á,… vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. 
- Sự đối đầu Đông-Tây diễn ra ở châu Á từ sau CTTG II đến giữa những năm 40:
            + Cuộc nội chiến TrQ 1946-1949, LX giúp đỡ phong trào CmTrQ do Đảng cộng sản lãnh đạo; Mỹ giúp TrHDQ. 
            + Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953: 1 bên là quân đội Bắc Triều Tiên & TrQ; 1 bên là Nam Triều Tiên, Mỹ & một số đồng minh của Mỹ dẫn đến việc chia cắt Triều Tiên 1953. 
            + 1945-1954: Pháp xâm lược ĐD, nhân dân ĐD có sự giúp đỡ của LX, TrQ & các nước XHCN; từ 1950, Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh ĐD của Pháp. Cuộc chiến tranh này thể hiện sự tranh chấp giữa 2 phe: TBCN & XHCN. 
            + 1954-1975: Mỹ xâm lược VN, nhân dân VN được sự giúp đỡ to lớn của phe XHCN & các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình & tiến bộ trên thế giới. 
ð Thế giới chia thành 2 phe rõ rệt, do 2 siêu cường LX & Mỹ đứng đầu. Điều này chi phối tình hình chính trị thế giới & quan hệ quốc tế trong nửa sau XX. 



Thursday, June 25, 2015

Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốc Mĩ ? Khái quát hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó.


Chiến dịch tiến công của quân và dân ta ở miền Nam chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốc Mĩ.
- Đó là chiến dịch đánh Đường 14 – Phước Long (từ ngày 12/12/1974 đến 6/1/1975)
Hoàn cảnh lịch sử: - So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta
                                 - Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng
                                 - Thăm dò thái độ và khả năng tham chiến của các lực lượng (đặc biệt là Mĩ và Việt Nam Cộng hoà)
Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 3000 địch, giải phóng đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50000 dân.
Ý nghĩa: - Cho thấy rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta

               - Sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ, chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.

Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941). Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên.




a) Hoàn cảnh lịch sử :

- Trên thế giới : Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm phần lớn châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị cuộc chiến tranh Thái Bình Dương...
- Trong nước : Ngay khi chiến tranh mới nổ ra, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương đàn áp phong trào dân chủ..., thi hành chính sách
kinh tế chỉ huy. Từ khi Nhật vào Đông Dương (9 - 1940), nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng ... làm cho quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đề bị cướp giật. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.
Mâu thuẫn giữa cả dân tộc ta với bọn đế quốc - phát xít Nhật - Pháp và tay sai phát triển gay gắt chưa từng thấy. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra vô cùng cấp thiết. Nhân dân Đông Dương ngày càng cách mạng hóa, nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), khởi nghĩa Nam Kì (1940) và cuộc binh biến Đô Lương 1941).
b) Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên :
- Sau hơn 30 năm bôn ba ở hải ngoại, năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước, cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người vận động quần chúng các dân tộc ở Cao Bằng tham gia cách mạng ...; mở nhiều khóa huấn luyện chính trị và quân sự cho các bộ và nhân dân; dịch và viết sách về quân sự, chính trị để làm tài liệu học tập và tuyên truyền; chuẩn bị tiến tới Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Đông Dương.
- Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941. Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chủ trương lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong tình hình mới đã được đề ra ở Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (1939) là : Giương cao hơn nữa ngọn cờ độc lập dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông
Dương, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất …
- Là người trực tiếp chủ trì Hội nghị lần 8, Nguyễn Ái Quốc cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng có những quyết định đúng đắn, sáng suốt :
+ Khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
+ Đề xuất việc chuẩn bị về lực lượng chính trị : thành lập Mặt trận Việt
Minh, đoàn kết toàn dân tiến hành đấu tranh chống Pháp – Nhật giành độc lập tự do.
+ Xác định hình thái của khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa nên phải chuẩn bị lực lượng vũ trang.

Nêu và nhận xét về những hình thức đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939.





a) Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt :
+ Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch.
+ Trong tháng 9 và tháng 10 - 1930, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa cướp chính quyền địch thành lập chính quyền cách mạng...
b) Phong trào dân chủ 1936 –1939 là một phong trào quần chúng rộng rãi với những hình thức tổ chức và đấu tranh phong phú :
+ Đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp như Đông Dương đại hội, đón Gôđa; bãi công của công nhân, bãi thị của tiểu thương, mít tinh, biểu tình của nông dân, bãi khóa của học sinh, sinh viên, đặc biệt là cuộc mít tinh khổng lồ ở Nhà Đấu Xảo Hà Nội...
+ Đấu tranh trên lĩnh vực sách báo, nghị trường... Tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương của Đảng; đưa người vào các cơ quan nghị viện để tăng thêm tiếng nói đòi quyền lợi cho nhân dân.


Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10-1930 của ðảng ta.




- Về tính chất cách mạng ðông Dương cả Cương lĩnh và Luận cương giống nhau (Cách mạng tư sản dân quyền…tiến lên chủ nghĩa xã hội). - Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền : + Giống nhau: Chống ñế quốc và phong kiến. + Khác nhau: • Cương lĩnh đầu tiên ñề cao nhiệm vụ dân tộc: “Nổi bật lên là nhiệm vụ chống ñế quốc và tay sai phản ñộng, giành ñộc lập tự do cho toàn thể dân tộc”. • Luận cương 10/930 chưa vạch rõ ñược mâu thuẫn chủ yếu nên không nêu ñược vấn ñề dân tộc lên hàng ñầu mà nặng về vấn ñề
ñấu tranh giai cấp, vấn ñề cách mạng ruộng ñất. - Lãnh ñạo: Giống nhau (giai cấp vô sản). - ðộng lực: + Giống nhau: Công - nông là hai ñộng lực chính. + Khác nhau: • Cương lĩnh ñầu tiên chỉ rõ “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông…ñể kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn ñối với…phú nông, trung, tiểu ñịa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”. • Luận cương 10/1930 ñánh giá không ñúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản và khả năng lien minh có ñiều kiện với giai cấp tư sản dân tộc; không thấy ñược khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp ñịa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1930 ñến nay khẳng ñịnh Cương lĩnh chính trị ñầu tiên của ðảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh giải phóng dân tộc ñúng ñắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan ñiểm giai cấp, thấm ñượm tính dân tộc và tính nhân văn. ðộc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. Luận cương 10/1930 ñã bộc lộ một số nhược ñiểm mang tính chất “tả khuynh” giáo ñiều, phải trải qua quá trình thực tiễn ñấu tranh cách mạng, các nhược ñiểm trên mới dần tới cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi.